Cao huyết áp nên làm gì khi tình trạng này xuất hiện trong thai kỳ? Đây là một vấn đề không hề đơn giản. Bởi khi mang thai, ngoài sức khỏe của mẹ còn là sức khỏe của thai nhi, nếu áp dụng các biện pháp điều trị như người bình thường sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, còn nếu không thực hiện các biện pháp chữa trị sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Tăng huyết áp thai kỳ là như thế nào?
Huyết áp của con người được chi phối bởi 3 yếu tố là: mạch máu, máu và tim. Với những biến đổi trong quá trình mang thai, tất nhiên các yếu tố này sẽ có sự thay đổi. Nhu cầu lưu thông máu bên trong cơ thể tăng lên khi mang thai sẽ làm ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp.
Để chuẩn đoán được tình trạng tăng huyết áp thai kì, các bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số trước khi mang thai. Nếu huyết áp khi mang bầu lớn hơn 140/90mmHg sẽ được chuẩn đoán là huyết áp tăng. Tình trạng thay đổi chỉ số huyết áp có thể bắt đầu từ tháng thứ 5 của thai kỳ và theo thống kê cho biết thì có khoảng 15% phụ nữ mắc bệnh án tăng huyết áp nội khoa trong quá trình mang thai.
Huyết áp thay đổi trong trong thai kỳ được chia làm 5 loại căn bản: tăng huyết áp mãn tính, tăng huyết áp thai nghén, tiền sản giật, tăng huyết áp mãn tính biến chuyển tiền sản giật, tăng huyết áp thoáng qua. Tùy từng loại mà có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến thai phụ và thai nhi.
Các bác sĩ xác định có một số nguyên nhân chính thường gặp gây tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai như: tuổi cao, thừa cân, chế độ dinh dưỡng, mang thai ba hoặc đôi, thay đổi thời tiết hoặc do trước đây đã từng có tiền sử mắc phải căn bệnh này.
Những ảnh hưởng khi huyết áp thai kỳ tăng
Tình trạng tăng huyết áp khi mang thai gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ, thai nhi; thậm chi ảnh hưởng còn kéo dài đến cả sau này khi đứa trẻ đã được sinh ra. Có thể kể đến một số những ảnh hưởng như:
Thai phụ có thể dẫn đến các tai biến
Thai nhi chậm phát sinh, bị suy dinh dưỡng, bị sinh non, thai chết lưu,…
Có thể làm tổn thương thận và một số cơ quan khác của thai phụ, nguy hiểm hơn thai phụ có thể bị tiền sản giật
Cao huyết áp nên làm gì khi đang mang thai?
Đang trong giai đoạn mang thai, thai phụ không thể sử dụng bất kì một loại thuốc nào để điều chỉnh chỉ số huyết áp. Lúc này cách điều chỉnh huyết áp tốt nhất sẽ dựa vào chế độ ăn uống và dinh dưỡng cho bà mẹ.
Bằng cách bổ sung thêm các loại thực phẩm xanh như cà rốt, cà chua, rau cần,..hoặc các loại trái cây trong các bữa ăn hàng ngày; hạn chế lượng muối sử dụng trong chế biến đồ ăn và đặc biệt là nên đi khám định kỳ để theo dõi chỉ số huyết áp, từ đó đưa ra các biện pháp điều trị sớm nhất.
Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của thai nhi, vì vậy các bà mẹ cần chú ý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt để tránh đẩy chỉ số huyết áp tăng cao, đặc biệt là tăng huyết áp khẩn cấp. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với việc duy trì những thói quen sinh hoạt khoa học sẽ giúp thai phụ và thai nhi có một sức khỏe tốt nhất trong suốt quá trình thai kỳ cũng như sau này khi đã vượt cạn thành công.
Câu hỏi cao huyết áp nên làm gì đã được trả lời, mong rằng các chị em phụ nữ sẽ có sức khỏe tốt nhất để tạo nên một “mầm sống” khỏe mạnh nhất.
>>> Bệnh cao huyết áp không nên ăn gì
Mọi thắc mắc cần được giải đáp về bệnh học, vui lòng COMMENT trực tiếp bên dưới bài viết để được hỗ trợ sớm nhất.
Theo: Cholessen